KHOA KIẾN TRÚC- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Mô tả chương trình đào tạo ngành Âm nhạc 2020 - 2024

Ngày đăng: 03/12/2021 21:52 | Xem: 1409
MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ÂM NHẠC 2020-2024
 
  1. NGÀNH ÂM NHẠC
 
Chương trình đào tạo cử nhân ngành Âm nhạc Triết lý giáo dục: “Phát triển năng khiếu - Sáng tạo nghệ thuật - Phục vụ cộng đồng”. Chương trình được xây dựng nhằm cung cấp nguồn  nhân lực trong lĩnh vực nghệ thuật Âm nhạc đáp ứng nhu cầu xã hội và phục vụ cho sự phát triển bền vững về văn hóa- nghệ thuật của tỉnh Bình Dương và cả nước. Với môi trường học tập trải nghiệm, người học được trang bị kiến thức; kỹ năng nghề nghiệp; năng lực tự học, tự nghiên cứu trong lĩnh vực Âm nhạc; có khả năng sáng tạo, tư duy phản biện; trách nhiệm nghề nghiệp; khả năng thích nghi với những thay đổi của môi trường làm việc để giải quyết các vấn đề liên quan đến nghệ thuật Âm nhạc. Bên cạnh đó, người học cũng đạt được những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, sức khoẻ nhằm nuôi dưỡng khát vọng phục vụ cộng đồng trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
 
  1. GIAI ĐOẠN ĐÀO TẠO:
  1. Giai đoạn 1: Năm thứ 1,2.
Trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng của giáo dục đại học: gồm các khối kiến thức khoa học xã hội, chính trị, pháp luật và an ninh quốc phòng và một số môn học cơ bản về khối kiến thức cơ sở ngành rộng (liên ngành) về văn hóa- nghệ thuật, công nghiệp văn hóa; đồng thời sinh viên được học khối kiến thức cơ sở ngành âm nhạc như Nhạc lý cơ bản, Ký xướng âm, Thanh nhạc cơ bản, Piano cơ bản, Dàn dựng chương trình tổng hợp nhằm đánh giá năng lực cá nhân để xác định rõ mục đích, thái độ học tập, rèn luyện, và trang bị các kỹ năng cần thiết cho bản thân trong suốt quá trình học tập cũng như giúp các em đam mê nghề và hứng thú nghề từ đó thích thú khi vào học chuyên ngành. Các em có phẩm chất đạo đức tốt; có sức khỏe và ý thức phục vụ cộng đồng.
 
 
2.2. Giai đoạn 2: Năm thứ 3,4.
 
 Với mục tiêu: Đào tạo nguồn nhân lực ngành Âm nhạc có kiến thức âm nhạc cơ bản, chuyên sâu, có khả năng tự học, tự đào tạo, có kỹ năng biểu diễn nghệ thuật âm nhạc chuyên nghiệp thích ứng với nhu cầu của xã hội; có năng lực tốt để làm việc trong các trung tâm âm nhạc, các cơ quan ban ngành văn hóa nghệ thuật của nhà nước; có năng lực dạy học âm nhạc ở các cấp phổ thông, trường sư phạm, trường trung cấp chuyên nghiệp đáp ứng nguồn nhân lực âm nhạc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của đất nước.
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể tiếp tục học hoặc thực hiện các nghiên cứu ở những trình độ cao hơn. Vì vậy, sau khi học xong giai đoạn 1, sinh viên được học các môn học về công nghệ âm nhạc, các môn bổ trợ chuyên ngành như Hòa âm, phân tích tác phẩm. Chỉ huy và dàn dựng hợp xướng,tin học âm nhạc. Bên cạnh đó chương trình có hệ thống các môn được xem là kỹ năng, là công cụ cho việc phát triển năng khiếu như Hòa âm ứng dụng, Hòa tấu, Hát dân ca,…Ngoài ra chương trình đưa vào các môn bám sát thực tế giúp các em tiếp cận và có kiến thức về kỹ thuật phòng thu,múa cơ bản, Kỹ năng biểu diễn. Trong giai đoạn này sinh viện lựa chọn một trong ba chuyên ngành sâu Thanh nhạc; piano; Dàn dựng chương trình âm nhạc tổng hợp tùy vào khả năng cá nhân để phát triển nghề nghiệp.
 
  1. THỰC HÀNH THỰC TẬP
  1. Thực tế hoạt động âm nhạc:
Ngay trong thời gian học kỳ 1 và trong các học kỳ năm nhất và năm 2, sinh viên được tham gia tập luyện các chương trình nghệ thuật âm nhạc phục vụ trong và ngoài trường nhằm trau dồi kỹ thuật chuyên môn và kỹ năng biểu diễn.
 
Thời gian học kì 3 năm 2, Sinh viên được tiếp cận các cơ sở hoạt động nghệ thuật âm nhạc (Trung tâm văn hóa; Nhà văn hóa thiếu nhi; Câu lạc bộ âm nhạc... ), để quan sát, tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp.
        Đối với các sinh viên có nhu cầu giảng dạy âm nhạc, sẽ được đến các trường phổ thông dự giờ, tìm hiểu thực tiễn dạy học môn âm nhạc. Được học bổ sung chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm để khi ra trường có thể giảng dạy môn âm nhạc.
 
3.2. Thực tập tốt nghiệp:
 
Dành cho sinh viên năm 4, đây là đợt thực hành, thực tập trải nghiệm. Các em sẽ được hướng dẫn thực hiện 1 phần công việc hay triển khai 1 phần chi tiết của 1 chương trình âm nhạc thực tế. Mục tiêu nhằm thực hiện thành thạo công việc biểu diễn và hiểu biết các cách thiết kế một chương trình biểu diễn nghệ thuật âm nhạc, là đợt thực tập nghề nghiệp nhằm hoàn thiện các kỹ năng đồng thời thu thập tài liệu chuân bị cho đề tài tốt nghiệp của mình.
 
  1. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
 
Để hoàn thành chương trình đào tạo, các em sẽ nhận được quyết định thực hiện một sản phẩm âm nhạc và biểu diễn chương trình thi tốt nghiệp của mình cùng với giảng viên hướng dẫn.
 

CHƯƠNG TRÌNH
ẢNH HOẠT ĐỘNG